Đau răng (nhức răng) là một trong những triệu chứng răng miệng phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây đau răng và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là điều cần thiết để phòng tránh biến chứng nghiêm trọng về sau.
1. Đau Răng Là Gì?
Đau răng (hay nhức răng) là tình trạng đau hoặc ê buốt xảy ra bên trong hoặc xung quanh răng.
Cơn đau có thể:
-
Kéo dài, âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn
-
Thậm chí lan lên tai, thái dương hoặc hàm.vùng thái dương
Thông thường, đau răng là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề tiềm ẩn trong răng miệng đau răng có thể do như sâu răng, viêm nướu, tổn thương tủy hoặc răng khôn mọc lệch.
Nếu không điều trị kịp thời, đau răng có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, áp xe răng, viêm nha chu…
2. Nguyên Nhân Gây Đau Răng Phổ Biến.
2.1. Sâu Răng
-
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau răng. Vi khuẩn trong khoang miệng phân hủy đường và tinh bột tạo ra axit ăn mòn men răng, hình thành lỗ sâu.
-
Khi sâu răng tiến triển sâu hơn vào ngà hoặc tủy răng, cơn đau sẽ tăng lên rõ rệt.
Dấu hiệu nhận biết: Răng có đốm đen lỗ sâu, đau khi ăn đồ ngọt, nóng hoặc lạnh, hơi thở có mùi hôi.
2.2. Răng Ê Buốt
-
Tình trạng răng nhạy cảm khi tiếp xúc với nhiệt độ hoặc thực phẩm có tính axit có thể gây đau buốt tạm thời.
-
Nguyên nhân thường do mòn men răng, tụt nướu hoặc sử dụng bàn chải lông cứng, đánh răng sai cách. Cũng có thể gây sâu răng, mòn răng, mòn cổ răng
2.3. Răng Bị Nứt, Mẻ Hoặc Miếng Trám Tăng Hư Hỏng
-
Khi răng bị tổn thương, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm tủy hoặc đau răng.
-
Trường hợp miếng trám bị bong, hở cũng khiến thức ăn lọt vào gây kích ứng và đau nhức.
2.4. Nhiễm Khuẩn - Áp Xe Răng
-
Khi sâu răng tiến triển, và xâm nhập sâu vào ngà răng và tuỷ răng, gây viêm tuỷ hoặc có thể lan rộng ra mô xương.
-
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào tủy răng hoặc mô nướu gây viêm, tụ mủ dưới chân răng.
-
Đây là tình trạng nghiêm trọng, cần điều trị sớm để tránh viêm lan sang xương hàm.
2.5. Răng Khôn Mọc Lệch Hoặc Mọc Kẹt
-
Răng khôn thường mọc cuối cùng khi xương hàm đã phát triển hoàn chỉnh, dễ mọc lệch, mọc ngầm hoặc kẹt dưới nướu, gây viêm nhiễm, đau nhức dữ dội và ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
2.6. Bệnh Nha Chu
-
Viêm nướu và viêm nha chu làm nướu bị sưng đỏ, chảy máu, tiêu xương quanh răng.
-
Khi bệnh tiến triển, răng trở nên lỏng lẻo lung lay và đau nhức, thậm chí có thể rụng răng.
2.7. Thói Quen Nghiến Răng Hoặc Nhai Lệch
-
Nghiến răng vô thức khi ngủ hoặc nhai lệch làm tổn thương men răng, mòn cổ răng, gây răng nhạy cảm, đau âm ỉ hoặc đau hàm.
3. Đau Răng Kéo Dài Có Nguy Hiểm Không?
Đau răng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến ăn uống và giấc ngủ mà còn có thể dẫn đến:
-
Viêm tủy răng
-
Áp xe răng
-
Viêm xương hàm
-
Nhiễm trùng máu (nếu vi khuẩn lan rộng)
-
Mất răng vĩnh viễn
Lời Khuyên: Không nên xem nhẹ tình trạng đau răng và cần đến nha khoa để được kiểm tra càng sớm càng tốt.
4. Cách Giảm Đau Răng Tạm Thời Tại Nhà
Nếu chưa thể đi khám ngay, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau răng sau:
4.1. Chườm Lạnh
-
Dùng túi đá chườm ngoài má khu vực răng đau trong 10 – 15 phút để giảm sưng và tê cơn đau.
4.2. Súc Miệng Bằng Nước Muối
-
Nước muối ấm giúp làm sạch khoang miệng, sát khuẩn và giảm viêm hiệu quả.
4.3. Dùng Thuốc Giảm Đau Không Kê Đơn
-
Bạn có thể dùng paracetamol, ibuprofen để giảm đau tạm thời. Không dùng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi.
4.4. Dùng Thảo Dược Thiên Nhiên
-
Một số loại như trà bạc hà, lô hội, cỏ xạ hương có thể giúp giảm viêm và dịu cơn đau.
Lưu ý: Các biện pháp trên chỉ có tác dụng tạm thời, không thay thế cho điều trị y tế chuyên sâu.
5. Khi Nào Cần Đến Gặp Bác Sĩ.
Bạn nên đến nha khoa ngay khi có các dấu hiệu sau để điều trị trước khi bị các triệu chứng nặng nề hơn
-
Đau răng kéo dài hơn 2 tuần
-
Đau nhức dữ dội, sưng mặt, nướu mưng mủ
-
Có tiền sử sâu răng, viêm nướu chưa điều trị
-
Sốt cao, đau đầu kèm theo đau răng
6. Cách Bác Sĩ Chuẩn Đoán Và Điều Trị Đau Răng.
6.1. Chẩn Đoán
-
Bác sĩ sẽ khám lâm sàng, chụp X-quang răng và hỏi tiền sử bệnh để xác định nguyên nhân gây đau răng.
6.2. Các Phương Pháp Điều Trị Đau Răng Tại Nha Khoa
-
Điều trị bằng fluoride: dùng trong giai đoạn sâu răng mới chớm.
-
Trám răng: khi răng bị sâu mức độ nhẹ đến trung bình.
-
Bọc răng sứ: khi răng bị vỡ lớn hoặc sâu nặng.
-
Điều trị tủy: nếu viêm tủy răng.
-
Nhổ răng: khi răng không thể phục hồi.
-
Phục hình răng mất: bằng cầu răng, hàm giả hoặc trồng răng implant.
7. Cách Phòng Ngừa Đau Răng Hiệu Quả.
-
Đánh răng 2 lần/ngày bằng kem chứa fluoride
-
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng
-
Hạn chế đồ ngọt, thức ăn cứng, chua
-
Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng
-
Tránh nghiến răng và nhai một bên
Kết Luận.
Đau răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và để lại hậu quả nặng nề nếu không được điều trị đúng cách.
Chủ động chăm sóc sức khỏe răng miệng và đi khám nha khoa định kỳ là cách tốt nhất để phòng tránh và xử lý đau răng triệt để.
Bạn đang gặp tình trạng đau răng kéo dài?
Hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Kim Xuân để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm!
LIÊN HỆ NGAY VỚI NHA KHOA KIM XUÂN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ.
HOTLINE: 0899 922 668 ( Viber, Zalo, FaceTime )
ĐỊA CHỈ: 163-165 Ngô Tất Tố, Phường 12, Quận Bình Thạnh. TP HCM
Zalo OA: https://zalo.me/nhakhoakimxuan
WEBSITE: https://nhakhoakimxuan.com.vn